Giới thiệu Sơn là gì ?
Sơn là một lớp màng polymer mỏng, được phủ trên một bề mặt với mục đích TRANG TRÍ.
Kỹ thuật sơn Biệt thự đẹp
Trên thức tế !!!
Sơn không chỉ là chất tạo màu, để phủ lên bề mặt với mục đích làm đẹp mà còn có nhiều vai trò khác.
Sơn là lớp màng phim mỏng, phục vụ cho 2 mục đích:
– Tạo màu – TRANG TRÍ
– Bảo vệ ( chống ăn mòn, chống gỉ, kháng nước, bảo vệ bề mặt trong thời gian lâu hơn)
Tổng quan kiến thức cơ bản về sơn. sơn gồm 4 phần chính: Chất kết dính (keo), Bột màu, Dung môi, Phụ gia
Sơn gồm 4 phần chính
Sơn gồm 4 phần chính
CHẤT KẾT DÍNH ( KEO)
Chất kết dính đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tính chất của sơn. Chất kết dính có ba nhiệm vụ chính:
Tạo sự bám dính lên bề mặt.
Hình thành màng phim.
Kết nối hạt màu và các chất phụ gia vào trong hỗn hợp sơn.
Chất kết dính (keo)
Chất kết dính (keo)
Nguyên liệu làm chất kết dính rất đa dạng và thường được biến đổi sao cho phù hợp với yêu cầu khách hàng. Do đó, chất kết dính phải là chất thích hợp nhất.
Chất kết dính gốc dầu được gọi là nhựa, có màu vàng, đồng nhất và dính (Alkyd resin, Acrylic resin, Epoxy resin, Polyurethane resin, silicon resin,….).
Chất kết dính gốc nước được gọi là latex có màu trắng giống sữa (Acrylic emulsion, Styrene Acrylic emulsion, Silicone modified emulsion, polyurethane resin,…)
Bột màu (Chất tạo màu)
Bột màu cung cấp độ phủ, màu sắc, và những ảnh hưởng lên thị giác, được sử dụng vì lý do thẩm mỹ. Trong một vài trường hợp, chúng có thể được dùng để cung cấp một số tính chất nhất định như chống gỉ.
Bột màu (Chất tạo màu)
Bột màu (Chất tạo màu)
Bột màu trắng : Titan Dioxit
Chất tạo màu : Đây là những màu có độ nhuộm màu khi trộn với Titan đioxít. Chất tạo màu được phân ra làm 2 loại : Màu hữu cơ và Màu vô cơ.
Màu hữu cơ: là những chất hữu cơ tổng hợp như xanh Pthalocyanine, xanh lá Pthalocyanine, đỏ Quinacridone, vàng Monoazo,..chúng có độ thấm hút dầu cao, độ nhuộm màu cao.
Màu vô cơ: là những chất tổng hợp từ những hợp chất vô cơ như oxít sắt đỏ, oxít sắt vàng, Molybdate cam, Lead chromate vàng,…chúng có độ nhuộm màu thấp nhưng có khả năng bền thời tiết cao. Ngoài ra còn có bột màu kim loại như nhôm, kẽm, đồng.
Màu có những tác dụng đặc biệt:- Chống ăn mòn: Red Lead Pb3O4 + PbOKẽm chromate (Zinc yellow 4ZnO.4CrO3.K2O.3H2O) Kẽm tetroxy chromate ( ZnCrO4.4Zn(OH)2) – Bột màu ngọc trai (Pearl):Là bột màu tạo cho sơn có ánh bạc ngọc trai.
Chất không tạo màu (Bột độn):Bột độn không có độ nhuộm màu khi trộn với TiO2, không có độ che phủ. Chúng thường dùng để giảm giá thành, giảm độ bóng, tăng tính chất cơ lý của màng sơn. Hầu hết bộn độn có màu trắng hoặc xám, chúng là các hợp chất tự nhiên hay tổng hợp như:- Canxi Cacbonat (CaCO3)- Kaolanh (Al2O3 . 2SiO2 . 2H2O).- Talcum (Mg-silicate 3MgO . 4SiO2 . H2O).- BaSO4,…
Dung môi : Dung môi được dùng để hòa tan các chất kết dính và điều chỉnh độ nhớt. Có thể xem dung môi là phương tiện để vận chuyển phần tử dạng rắn của sơn lên bề mặt.
Kiến thức cơ bản về sơn – Dung môi trong sản xuất sơn
Dung môi trong sản xuất sơn
Người ta thường chia dung môi làm 3 loại:
Dung môi thực sự: là dung môi hào tan chất kết dính 100%.
Dung môi pha loãng : đây là những dung môi không hoà tan chất kết dính nhưng có thể trộn với dung môi thật sự để tăng khả năng ứng dụng của sơn và giảm giá thành.
Ví dụ : Toluene trong sơn NC.
Trợ dung môi : Đây là những dung môi không hoà tan được chất tạo màng nhưng có thể pha loãng với dung môi thực để tăng khả năng pha loãng.
Ví dụ : Alcol trong sơn NC.
Chất phụ gia: Chức năng: Cải thiện quá trình sản xuất, tăng cơ tính của màng film khô,ổn định chất lượng sơn trong quá trình lưu kho,…
Chất phân tán
Chất thấm ướt
Chất phá bọt
Chất làm đặc
Chất diệt khuẩn
Chất làm khô
Chất hoạt động bề mặt,…